TƯ VẤN NHA KHOA
Hỏi: Bao lâu nên khám và kiểm tra răng định kỳ, thưa bác sĩ?
Trả lời: Mỗi 06 tháng nên đi khám và kiểm tra 1 lần: để vệ sinh răng miệng, phát hiện sâu răng giai đoạn sớm cũng như các tổn thương vùng miệng giai đoạn đầu.
Hỏi: Tôi bị răng số 8 mọc lệch nên rất hay bị đau. Bác sĩ khuyên phải nhổ bỏ. Trước và sau khi nhổ răng nên ăn uống kiêng khem như thế nào, thưa bác sĩ?
Trả lời: Điều bạn quan tâm rất cần thiết bởi vì chế độ dinh dưỡng hợp lý trong lúc đang đau răng, hay trong những ngày nhổ răng sẽ giúp bạn mau lành. Nếu bạn phải nhổ răng thì trước khi nhổ nên uống vài cốc sữa đậu nành trong ngày để góp phần hạn chế chảy máu và chóng lành vết thương. Sau khi nhổ răng, nếu có điều kiện bạn nên ăn uống như sau: Uống nước ép dâu tây bởi dâu có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau có tác dụng tương tự thuốc aspirin; Sau đó uống tiếp sữa đậu nành vài cốc để giúp máu chóng đông và chất đạm lecithin trong đậu nành giúp vết thương mau khỏi. Ăn sữa chua giúp tăng tác dụng của kháng sinh chống nhiễm khuẩn nhờ có acidobacillus trong sữa, nhưng lưu ý đừng ăn lạnh quá; Ăn khoai lang, đu đủ, cà rốt… để cung cấp vitamin A, cần thiết cho sự phục hồi của răng, nướu và vết thương. Những bữa đầu sau khi nhổ răng bạn nên ăn cháo để hàm răng đỡ phải làm việc và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cũng cần kiêng một số thức ăn như: các món ngọt, kể cả mật ong; các loại nước uống có ga và đá lạnh; các món chua như chanh, cam, quýt, bưởi và rượu, bia.
Hỏi: Xin cho hỏi thời gian để hoàn thành việc cấy ghép răng là bao lâu?
Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt quốc gia: 99,4% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng, trong đó phần lớn tập trung vào các bệnh như viêm nướu do vôi răng, nha chu và sâu răng. Cũng theo số liệu thống kê, tỷ lệ sâu răng ở độ tuổi dưới 18 là gần 90% (với 2,84 chiếc răng sâu/người); từ 33 – 44 tuổi là hơn 80% (với 4,7 chiếc răng sâu/người) và trên 45 tuổi tỷ lệ này là 90% (8,43 chiếc răng sâu/người).
Những con số này chắc chắn làm cho chúng ta không thể không giật mình và tự suy xét lại thói quen chăm sóc – vệ sinh răng của mình. Có nhiều cách để phòng các bệnh về răng miệng như chải răng đúng cách sau khi ăn và trước đi ngủ, sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch những mảnh vụn thức ăn còn kẹt lại ở kẽ giữa của 2 răng, dùng nước súc miệng khử khuẩn, hạn chế các loại đồ ăn quá nhiều đường ngọt…
Tuy nhiên, việc tự vệ sinh răng miệng hàng ngày một cách kỹ lưỡng và đầy đủ nhất vẫn có thể chỉ làm sạch được từ 70 đến 80% lượng thức ăn thừa, số còn lại sẽ trở thành mảng bám quanh răng và lâu dần trở nên cứng hơn gọi là cao răng hay vôi răng. Những mảng bám hay vôi răng nếu đọng trên mặt răng hoặc kẽ răng thì gây sâu răng, còn nếu chúng bám xung quanh cổ răng thì gây viêm nướu nặng hơn là nha chu (Bệnh nha chu là nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng và lung lay răng, bệnh nha chu nặng có thể dẫn đến mất răng hàng loạt).
Do đó ngoài những biện pháp tự vệ sinh răng tại nhà, việc 6 tháng đến nha sĩ khám kiểm tra định kỳ là rất quan trọng vì không những được làm sạch mảng bám răng và vôi răng mà chúng ta còn được phát hiện những tổn thương sớm nhất giúp việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, ít đau đớn và tốn kém hơn.
Bên cạnh đó, do môi trường làm việc và giao tiếp đều chủ yếu ở những văn phòng có máy lạnh nên rất dễ phát hiện hơi thở có mùi hôi, chính vì thế việc lấy vôi răng định kỳ cũng góp phần rất lớn trong việc loại bỏ mùi hôi này và giúp cho việc giao tiếp được tự tin hơn. Với những tiến bộ vượt bậc trong ngành nha khoa hiện nay việc làm sạch vôi răng không có gì là khó khăn nữa, thời gian cũng giảm thiểu rất nhiều so với trước đây. Với máy lấy vôi răng siêu âm, vận hành êm ả và thao tác thuần thục của nha sĩ hoặc chuyên viên vệ sinh răng (hygienist) thì bạn chỉ mất từ 20 đến tối đa 45 phút, bao gồm luôn các công đoạn đánh bóng răng. Ngoài ra với máy lấy vôi răng siêu âm thế hệ mới bạn sẽ ít bị đau và ít chảy máu hơn.
Hỏi: Tôi bị đau răng. Dù thường xuyên súc miệng bằng nước muối nhưng vẫn không đỡ. Như vậy là do nguyên nhân gì?
Trả lời: Răng đau có thể do sâu răng, bệnh nướu răng, nứt răng, răng mọc kẹt hay bệnh khớp thái dương hàm. Nứt răng gây đau răng dữ dội khi cắn lên vùng nứt. Ở trường hợp mọc răng hay răng mọc kẹt, các răng ở sau hàm mọc, làm cho các mô gần đó có thể trở nên viêm và sưng.
Các bệnh của khớp thái dương – hàm gây đau răng bởi những chấn thương cấp tính như: bị đánh vào mặt, khớp thái dương hàm bị viêm hay thoái hóa, xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi nhai hoặc nuốt.
Bệnh nướu răng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thường gặp; triệu chứng sớm là chảy máu nướu không gây đau. Nếu không điều trị, bệnh tiến triển gây mất xương xung quanh răng, hình thành túi nướu, dần dần làm răng lung lay, có thể gây mất răng.
Nguyên nhân gây đau thường gặp nhất là sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường thành axít, axít này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Những lỗ răng sâu nhỏ cũng không gây đau và cũng không được người bệnh chú ý. Chỉ đến khi tủy của răng bị tác động bởi độc tố vi khuẩn hay thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt, gây đau đớn thì người bệnh mới để ý và tìm đến nha sĩ.
Để biết nguyên nhân gây đau răng của mình, nên đến chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện để khám; từ đó mới có cách điều trị tốt.
Hỏi: Tôi nghe nói nếu cho trẻ bú mẹ thì sau này trẻ sẽ có hàm răng đẹp hơn. Xin bác sĩ cho biết như vậy có đúng không? Tôi có dự định cho cháu bú bình, như vậy có nên không?
Trả lời: Qua một nghiên cứu được thực hiện ở Ý trên 1.100 trẻ từ 3 – 5 tuổi đã cho thấy những trẻ được bú mẹ có hàm răng đẹp hơn những trẻ bú bình. Có thể giải thích như sau: Khi trẻ bú mẹ, các cơ lưỡi, môi, má hoạt động khác hơn khi bú bình, do đó răng sẽ phát triển tốt hơn bú bình. Hơn nữa, sữa mẹ lại là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ, dễ tiêu hóa. Trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, các chất này dễ hấp thu qua hệ tiêu hóa của trẻ. Sữa mẹ còn có các chất miễn dịch giúp cho trẻ chống lại bệnh tật. Vì vậy, các bác sĩ khuyên các sản phụ sau khi sinh nên cho con bú ngay trong giờ đầu để tận dụng các chất miễn dịch này và giúp tử cung người mẹ co hồi tốt hơn. Ngoài ra, cho trẻ bú mẹ còn làm tăng tình cảm mẫu tử. Do vậy, trẻ được bú mẹ đầy đủ sẽ phát triển cơ thể một cách tốt nhất, trong đó có hàm răng. Sữa mẹ có nhiều lợi ích, bạn nên cho cháu bú mẹ, không nên cho bú bình, hơn nữa lại không mất tiền mua, tiện lợi, không gây táo bón hay tiêu chảy cho trẻ như bú các loại sữa khác.
Hỏi: Xin cho biết cách chăm sóc răng như thế nào để không mắc các bệnh về răng miệng? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Trước tiên bạn phải biết cách ĐÁNH RĂNG ĐÚNG
Ðánh răng đúng cách giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh sâu răng và cơ lợi, một nguyên nhân chính làm cho răng rụng. Sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chất florua được chứng nhận bởi Hội Nha Hoa Kỳ (ADA) để làm sạch các mảng bợn răng và đồ ăn dính. Thay mới bàn chải sau mỗi ba tháng.
Ðánh răng cả bề trong lẫn ngoài của hàm. Cầm bàn chải theo góc 45 độ và đánh theo biên độ bằng khoảng cách của nửa chiều ngang một chiếc răng và đánh dọc theo đường viền cơ lợi.
Ở những bề mặt tiếp xúc khi nhai, cầm bàn chải ngang và đánh qua lại.
Ở mặt trong của các răng phía trước, nghiêng bàn chải hơi đứng và dùng đầu bản chải đánh nhẹ lên xuống.
Chà lưỡi từ trong ra ngoài bằng động tác quét để lấy ra các mảnh thức ăn còn dính và làm cho hơi thở khỏi bị hôi.
DÙNG DÂY XỈA RĂNG ÐÚNG CÁCH Dùng dây xỉa răng hằng ngày để làm sạch bợn răng và các mảnh thức ăn còn tồn đọng ở các kẽ răng cũng như kẽ lợi tận phía dưới đường viền.
Quấn sợi xỉa dài khoảng 18 inch quanh hai đầu ngón tay giữa và giữ chặt đầu kia, chừa ở giữa khoảng một inch.
Từ từ kéo sợi xỉa giữa các kẽ răng. Ðẩy lên xuống nhiều lần trong khi đang kéo vòng theo chân răng và viền lợi.
Luôn luôn xỉa kẽ giữa răng và lợi trong cùng. Tháo sợi xỉa ra từ từ khi xỉa.
Xỉa xung quanh các răng trụ của cầu răng và dùng dây xỏ để xỉa phía dưới phần răng giả.
Bạn có thể cảm thấy bị đau hoặc bị chảy máu lợi trong mấy ngày đầu tiên. Nếu vẫn bị chảy máu sau tuần lễ đầu dùng sợi xỉa, gọi cho nha sĩ của bạn. Nếu sợi xỉa khó sử dụng đối với bạn, hỏi nha sĩ về việc sử dụng một dụng cụ căng giữ sợi xỉa, hoặc một loại dụng cụ làm sạch kẽ răng nào khác.